Bạn có biết nguyên nhân dẫn đến sự thấp còi ở trẻ?
Hiện nay, nhiều phụ huynh không biết nguyên nhân dẫn đến sự thấp còi ở trẻ để có cách khắc phục tốt nhất. Hiểu điều khó khăn đó, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn một số nguyên nhân gây nên tình trạng thấp còi ở trẻ ngay sau đây.
Trẻ sinh non hoặc thiếu sữa mẹ
Đối với trẻ sinh non, nguy cơ suy dinh dưỡng khá cao vì thai nhi chậm phát triển ngay từ trong bụng mẹ. Việc thiếu hụt dinh dưỡng sẽ khiến bé bị thấp còi bẩm sinh. Theo đó, bé sinh ra dưới 2,5kg dễ ốm, khó tăng cân,…
Mặt khác, một số trẻ sinh ra bị thấp còi là do sữa mẹ không đủ chất dinh dưỡng hợp lý theo khuyến cáo của bác sĩ. Nguyên do chính là trong vòng một năm đầu đời, nguồn dinh dưỡng chính của trẻ là sữa mẹ, còn thức ăn dặm chỉ là bổ sung. Do vậy, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thấp còi ở trẻ dưới 1 tuổi là sữa mẹ không đủ chất.
Chế độ ăn uống thiếu chất
Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên, chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng là nguyên nhân dẫn đến sự thấp còi ở trẻ. Thông thường, khẩu phần ăn của trẻ phải đủ các nhóm chất dinh dưỡng như protein, tinh bột, các loại vitamin và khoáng chất,… Nếu thiếu một nhóm chất nào đó, trẻ cũng sẽ bị suy dinh dưỡng thấp còi nghiêm trọng.
Để tránh tối đa tình trạng chế độ ăn uống thiếu chất, bố mẹ cần cho trẻ ăn đa dạng các bữa ăn, tránh bữa ăn đơn điệu,… Mặt khác, bố mẹ cũng có thể tạo thêm các món ăn lạ miệng, trình bày hấp dẫn để trẻ biếng ăn có hứng thú trong ăn uống.
Trẻ mắc các bệnh lý
Một nguyên nhân dẫn đến sự thấp còi ở trẻ là do bệnh lý. Đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn như viêm phổi, giun sán, tiêu chảy, nhiễm trùng máu,… Một số trẻ con nhỏ, tình trạng tái đi tái lại xảy ra thường xuyên nên nguy cơ thấp còi của trẻ ngày càng tăng cao.
Nguyên nhân chính của tình trạng này là khi mắc các bệnh lý, trẻ có xu hướng biếng ăn, giảm hấp thu các chất dinh dưỡng,… Từ đây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ trong thời gian dài.
Bên cạnh đó còn nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thấp còi ở trẻ như yếu tố di truyền, dị tật bẩm sinh,… Tất cả những nguyên nhân này sẽ dẫn đến các dấu hiệu đặc trưng thấp còi ở trẻ như biếng ăn, hay quấy khóc, chậm biết đi, chậm tăng cân và chiều cao,…
Điều quan trọng bố mẹ cần xác định rõ nguyên nhân dẫn đến sự thấp còi ở trẻ để cải thiện dinh dưỡng sao cho hợp lý. Có thể bổ sung bằng chế độ ăn hàng ngày hoặc bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng trực tiếp hoặc có sự can thiệp, tư vấn từ bác sĩ dinh dưỡng có chuyên môn y tế.
Có thể bạn quan tâm