Ngoài HIV thì Giang mai cũng là một bệnh lây truyền qua đường tình dục gây nguy hại rất lớn đến sức khỏe của người bệnh. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây nguy hại đến tính mạng. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh giang mai là gì và dấu hiệu nhận biết như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.
Tìm hiểu bệnh giang mai là gì?
Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) gây ra. Xoắn khuẩn này có hình lò xo, bao gồm 6 đến 14 vòng xoắn. Trong quá trình quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ, vi khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể thông qua đường âm đạo, hậu môn hay miệng. Bên cạnh đó, vi khuẩn còn xâm nhập thông qua các vết xước trên da và niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai.
Một số nguyên nhân dẫn đến giang mai
Quan hệ tình dục không an toàn là một trong những nguyên nhân thường thấy dẫn đến căn bệnh xã hội này. Con đường lây nhiễm thứ 2 chính là lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai thông qua dây rốn, nước ối,… từ đó dẫn đến việc trẻ sinh ra mắc bệnh giang mai bẩm sinh.
Ngoài ra, bệnh này còn lây lan thông qua các vết thương hở trên cơ thể. Vì có lỗ hổng nên các xoắn khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể đi vào huyết thanh, máu,… và truyền bệnh.
Có những dấu hiệu nào nhận biết bệnh giang mai
Bệnh giang mai chia ra làm 4 giai đoạn và mỗi giai đoạn sẽ có dấu hiệu nhận biết riêng, cụ thể:
Giai đoạn 1: thời gian nhiễm bệnh khoảng 3 – 90 ngày
- Dấu hiệu nhận biết đầu tiên chính là bộ phận sinh dục, lưỡi môi, trực tràng,… bắt đầu xuất hiện các vết trợt nông, hình tròn hoặc hình bầu dục nhẵn, có màu đỏ, không gây ngứa, không có mủ và bóp không đau.
- Sau thời gian 6 đến 8 tuần thì các vết loét sẽ biến mất, vi khuẩn giang mai đi vào máu và tiếp tục phát triển sang giai đoạn 2.
Giai đoạn 2: thời gian nhiễm bệnh khoảng 4 – 10 tuần
- Lúc này, ở lưng, ngực, mặt sẽ xuất hiện các nốt ban màu hồng, không ngứa, không nổi cao, ấn vào thì biến mất, không bong vảy,…. kèm theo đó là một số triệu chứng khác như sốt cao về đêm, đau nhức xương khớp, tinh thần mệt mỏi, sụt cân,…
- Sau một khoảng thời gian, các nốt ban này sẽ nhạt dần và tự biến mất để chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn.
Giai đoạn 3: Tiềm ẩn
- Đến thời kỳ 3 thì những triệu chứng có thể quan sát được của giang mai sẽ dần biến mất. Lúc này, vi khuẩn đã ăn sâu vào từng tế bào cơ thể rồi dần chuyển sang giai đoạn cuối.
Giai đoạn cuối: biến chứng
- Vi khuẩn giang mai phát triển, ăn sâu vào các tế bào da, gan, cơ bắp, tim mạch, não,… và tạo ra nhiều biến chứng nguy hiểm như hở van tim, vỡ mạch.
Lời kết
Vì bệnh giang mai rất nguy hiểm nên nếu bạn cảm thấy nghi ngờ hoặc có các dấu hiệu nhận biết trên thì phải thăm khám y tế để điều trị dứt điểm căn bệnh này càng sớm càng tốt.
Có thể bạn quan tâm