Đối với những chuyên ăn hải sản sống, căn bệnh vibriosis không còn hiếm lạ. Người nhiễm bệnh thường có dấu hiệu như tiêu chảy, sốt, buồn nôn… Đối với trường hợp suy yếu hệ miễn dịch, vibriosis có gây nguy hiểm về tính mạng. Biện pháp ngăn ngừa vi trùng này xâm nhập cơ thể con người như thế nào? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết hôm nay.
Tìm hiểu triệu chứng của bệnh Vibriosis
Vi khuẩn Vibrio gây ra ba loại nhiễm trùng với những biểu hiện khác nhau như:
- Nhiễm trùng đường tiêu hóa có triệu chứng: Tiêu chảy ra nước, bụng đau quặn, buồn nôn, sốt cao.
- Nhiễm trùng vết thương có biểu hiện: Đau, đỏ và sưng lên ở vết loét.
- Nhiễm trùng máu có triệu chứng: Sốt, ớn lạnh, giảm huyết áp, da bị tổn thương phồng rộp.
Đối với những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, vi khuẩn xâm nhập vào máu gây ra bệnh nặng đe dọa tính mạng con người. Nhiều nghiên cứu cho thấy trường hợp bị gan hoặc thận, rối loạn sát, tiểu đường sẽ có nguy cơ nhiễm trùng máu cao hơn.
Bởi họ có lượng V.vulnificus cao hơn người khỏe mạnh bình thường tới 80 lần, gây nguy hiểm nghiêm trọng và đe dọa tính mạng. Vì vậy, những người nhiễm vi trùng này cần được chăm sóc đặc biệt hay phải cắt cụt tứ chi. Theo thống kê trên toàn thế giới, mỗi ngày có khoảng ¼ số người bị tử vong.
Biện pháp ngăn ngừa bệnh vibriosis
Để không nhiễm vi trùng này, trước hết bạn cần phải nấu chín kỹ hải sản, không sử dụng khi món ăn còn sống hay chưa chế biến. Nhất là đối với những người bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc rối loạn gan, thực đơn này làm cho bệnh nhân tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn, thậm chí có khả năng tử vong.
Khoa học đã chứng minh, vibriosis có thể được ngăn chặn bằng cách nấu chính kỹ các loại động vật thân mềm, có vỏ, đặc biệt là hàu. Khi thực hiện quá trình nấu ăn, bạn cần đảm bảo thực phẩm sống không chạm vào thức ăn được làm chín hoặc các thiết bị dùng để chế biến. Trong quá trình xử lý hải sản, đầu bếp cần mặc quần áo bảo hộ, đeo găng tay cẩn thận.
Để tránh nhiễm trùng vết thương, bạn không nên để vết hở, cắt của bản thân tiếp xúc với nước muối và nước lợ, đặc biệt là những người có hệ miễn dục suy yếu. Nếu không may các cá nhân bị đứt tay hoặc bị thương trong khu vực nước muối, lợ, cần phải rửa ngay bằng xà phòng và nước sạch. Khi vết thương có dấu hiệu nhiễm khuẩn như sưng, đỏ hoặc nóng, bạn hãy liên hệ ngay với bác sỹ về trường hợp trên để được tư vấn cụ thể nhất.
Kết luận
Bài viết cung cấp triệu chứng cũng như biện pháp ngăn ngừa bệnh vibriosis. Hy vọng qua nội dung trên, mọi người đề ra phương án phòng nhiễm khuẩn như nấu chín các loại hải sản, không để vết thương tiếp xúc nước mặn, lợ… Nhờ đó, các bạn có thể bảo vệ bản thân và gia đình tránh khỏi vi trùng vibrio một cách tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm