Căng thẳng mạn tính là gì? Triệu chứng và cách điều trị
Căng thẳng mạn tính là một trong những căn bệnh ngày càng có xu hướng gia tăng hiện nay, nhất là ở giới trẻ, người trung niên. Do đó, việc trang bị những thông tin về bệnh là rất cần thiết để sớm phát hiện và xử lý kịp thời. Vì thế, các bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây để hiểu hơn về bệnh lý này.
Căng thẳng mạn tính là gì?
Căng thẳng mạn tính là một bệnh lý thuộc dạng bệnh đau đầu. Dựa trên nguyên nhân khởi phát bệnh để phân biệt bệnh với các dạng đau đầu khác.
Tình trạng căng thẳng tâm lý kéo dài hoặc sử dụng các chất kích thích trong nhiều ngày mà không được xử lý sẽ dẫn đến mạn tính. Bệnh thường có biểu hiện là tình trạng đau đầu kéo dài liên tục nhiều ngày và liên tiếp các tháng đều lặp lại các cơn đau.
Biểu hiện của bệnh
Căng thẳng mạn tính thường bị nhầm lẫn với những cơn đau đầu bình thường. Tuy nhiên, nếu để ý, các bạn sẽ phân biệt được căn bệnh này với các biểu hiện như sau:
- Các cơ vùng đầu cổ có cảm giác đau căng thẳng hoặc siết chặt.
- Luôn thường trực cảm giác êm ẩm ở da đầu và bị nén ép trên toàn đầu.
- Nhạy cảm hơn ở vị trí xung quanh đầu và lan tỏa khắp đầu. Thế nhưng, vùng cổ và phần sau đầu sẽ có cảm giác khó chịu nhất.
- Tình trạng đau đầu sẽ càng nặng và nghiêm trọng hơn nếu người bệnh gặp stress. Cùng với đó là sự tăng cao về mệt mỏi, uể oải.
- Người bệnh nhạy cảm hơn với ánh sáng, tiếng ồn. Cơ thể mệt mỏi, uể oải, tình trạng mất ngủ gia tăng.
- Sự suy giảm cả một số chức năng của các giác quan, khiến tinh thần người bệnh cũng bị ảnh hưởng. Vì thế, bạn khó tập trung, suy giảm nhận thứ, luôn cảm thấy thờ ơ, lo lắng, đau buồn.
Điều trị căng thẳng mạn tính như thế nào?
Phương pháp điều trị bệnh phổ biến hiện nay là sử dụng một số loại thuốc nhằm giảm triệu chứng. Các loại thuốc thường dùng là thuốc giảm đau, giảm căng thẳng, thuốc hoạt huyết.
Một số biện pháp khác như massage, vật lý trị liệu cũng có thể được chỉ định để giúp đầu óc thư giãn, giảm các cơn đau, đè nén lên não.
Người bệnh cũng cần chú ý thực hiện chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi khoa học. Chú ý sinh hoạt và hình thành các thói quen tốt để cải thiện triệu chứng của bệnh.
Kết luận
Trên đây là một số thông tin về căng thẳng mạn tính. Để được chẩn đoán và điều trị chính xác, người bệnh cần đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ nhằm sớm cải thiện bệnh trạng.
Có thể bạn quan tâm