Đừng bỏ qua dấu hiệu tự dưng nghe kém
Nếu bạn gặp phải tình trạng tự dưng nghe kém thì đừng phớt lờ. Đây có thể là một trong những dấu hiệu suy giảm thính lực nguy hiểm.Vậy hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm được những thông tin hữu ích.
Nghe kém là gì
Nghe kém được biết đến là tình trạng bệnh nhân có thể nghe âm thanh, nhưng rất kém hoặc có thể không nghe thấy ai đó nói hoặc ngay cả khi họ đang sử dụng giọng nói bình thường hoặc có thể chỉ nghe thấy những âm thanh rất lớn.
Nghe kém còn được gọi với tên gọi khác là khiếm thính, hay là mất thính lực. Trên biểu đồ đo thính lực đơn âm chủ quan, nghe kém thường sẽ xảy ra khi cường độ sức nghe của tai ≥ 25 dB
Tự dưng nghe kém là tình trạng mất sức nghe một cách đột ngột mà không có nguyên nhân rõ ràng. Tình trạng này được xác định có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đây còn được xem là một tình trạng khẩn cấp mà người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế có chuyên khoa Tai Mũi Họng để được khám và đo sức nghe ngay. Bởi nếu như được chẩn đoán và điều trị càng sớm thì khả năng phục hồi sức nghe càng cao.
Bạn có thể xác định biểu hiện của việc tự dưng nghe kém với các dạng như:
- Tiếng nói hay các âm thanh khác bỗng dưng bị nghe nhỏ lại
- Khó nghe và hiểu được lời nói của người khác, đặc biệt ở những chỗ đông đúc ồn ào
- Nghe lẫn lộn và khó phân biệt được các phụ âm
- Thường xuyên phải yêu cầu người khác nói chậm hơn, nói to và rõ hơn.
- Cần phải tăng âm lượng của tivi hay đài, điện thoại.
- Thường xuyên tự rút ra khỏi các cuộc trò chuyện vì nghe kém
Tự dưng nghe kém có nguy hiểm không

Tự dưng Nghe kém có thể sẽ xảy ra ở một bên tai, điều này sẽ khiến cho người bệnh không nhận biết được triệu chứng này mà đi khám vì họ vẫn còn nghe được nhờ vào tai còn lại. Do vậy, cũng có rất nhiều trường hợp người bệnh đến khám muộn, sẽ làm cho việc điều trị không còn hiệu quả, dẫn đến di chứng nghe kém không thể hồi phục.
Di chứng này sẽ gây ra những ảnh hưởng rất nhiều về cả thể chất lẫn tinh thần của người bệnh. Không những thế nó còn ảnh hưởng đến nghề nghiệp và các mối quan hệ xã hội của họ. Theo đó, người bệnh có thể bị cảm thấy khó chịu, dễ nổi giận vì không nghe được những gì mà bạn bè hay người thân nói với mình. Không chỉ có vậy, việc đeo máy trợ thính sẽ làm cho người bệnh cảm thấy mặc cảm, tự ti khi giao tiếp với xã hội…
Vậy nên, khi tự dưng nghe kém, hãy đến các cơ sở y tế kiểm tra càng sớm càng tốt.
Có thể bạn quan tâm
-
Viêm tai giữa – Tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, cách trị liệu
-
Top 5 Công Dụng Tuyệt Vời Của Bắp Cải Khiến Bạn Muốn Ăn Ngay