Giải đáp thắc mắc: Giun đũa kí sinh ở đâu?

Việt Nam là đất nước nhiệt đới, có môi trường sinh sống, tập tục ăn uống đa dạng và phong phú. Vì vậy, vấn đề lây nhiễm với các loại ký sinh trùng là điều khó tránh khỏi. Giun đũa là loại ký sinh trùng thường gặp đặc biệt với các em nhỏ. Các triệu chứng khi nhiễm giun đũa đa dạng và thường dễ nhầm với các bệnh lý khác. Vậy giun đũa kí sinh ở đâu thì mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của chúng rồi nhé!

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh giun đũa kí sinh

Giun đũa kí sinh còn có tên gọi khác là Ascaris lumbricoides. Đây là loại giun có kích thước lớn, khác hoàn toàn với các ký sinh trùng khác. Những con giun cái thường sẽ có chiều dài từ 20 – 25 cm, giun đực sẽ từ 15 – 17 cm. Giun đũa có hình dạng phần đầu tròn và phần đuôi thon nhọn, có màu màu trắng hoặc màu hồng. Giun đũa kí sinh nằm ở ruột non của con người.

giun đũa kí sinh ở đâu

Ấu trùng được hình thành và phát triển khi giun đũa cái đẻ trứng, rơi vào trong đất, sau khoảng 2 tuần trứng giun sẽ được phát triển. Môi trường nhiệt độ bình thường thuận lợi để ấu trùng tiếp tục vòng tuần hoàn. Khi nhiệt độ trên 60 độ C thì trứng giun sẽ bị tiêu hủy. Nguyên nhân dẫn đến bệnh giun đũa đó là thói quen đi chân đất, không có dụng cụ khi tiếp xúc bên ngoài, không vệ sinh chân tay sạch sẽ, phương tiện bảo vệ,…

Đa số trẻ em thường bị nhiễm giun đũa nhiều hơn so với người lớn và trẻ em ở nông thôn cũng có tỉ lệ nhiễm giun đũa cao hơn với trẻ ở trên thành phố. Vì trẻ nhỏ chưa có ý thức về việc vệ sinh chân tay sạch sẽ, còn thường đi chân trần, hay cho tay vào miệng, đây là nguyên nhân dẫn đến việc lây truyền. Các vùng nông thôn hiện nay, dù đã được khuyến cáo nhiều nhưng vẫn còn tồn tại các tập tục ăn uống và dùng phân tươi để bón rau.

Các triệu chứng nhận biết khi bị nhiễm giun đũa ký sinh

Khi người lớn và trẻ em bị nhiễm giun đũa kí sinh, thường sẽ có biểu hiện các triệu chứng như sau:

giun đũa kí sinh ở đâu

  • Khi bị nhiễm giun đũa sẽ có những biểu hiện không đặc trưng, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác
  • Đối với trẻ em, sẽ có triệu chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài, suy dinh dưỡng, gầy gò, chậm phát triển
  • Trẻ bị đau bụng, chướng bụng, táo bón. Nếu giun qua ống mật sẽ gây tắc mật, viêm đường ruột, viêm ruột thừa
  • Nếu giun lên phổi sẽ gây đau ngực, ho khan, khó thở, sốt,..

Lời kết

Qua bài viết trên, giúp bạn nắm rõ hơn về ký sinh trùng ở đâu cũng như các nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhiễm giun đũa. Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình nhé.

Thaoduocaz

Có thể bạn quan tâm