Hệ Quả Của Tình Trạng Thừa Cân Ở Trẻ? Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Trẻ bị thừa cân béo phì không chỉ ảnh hưởng đến yếu tố ngoại hình, khả năng vận động và di chuyển,… mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhiều chuyên gia y tế và dinh dưỡng cảnh báo rằng những trẻ thừa cân rất dễ bị huyết áp cao, rối loạn lipid máu, đái tháo đường,… Nếu trẻ nhà bạn đang gặp vấn đề này thì hãy khắc phục ngay nhé!

Xác định trẻ có bị thừa cân không thông qua chỉ số BMI

Chỉ bằng mắt thường, bạn đã có thể nhận thấy sự chênh lệch về cân nặng giữa trẻ này và trẻ khác. Nhưng để kết luận trẻ có đang bị thừa cân hay không thì bạn có thể dựa vào chỉ số BMI, nếu BMI:

  • Dưới 18.5: dưới chuẩn.
  • Từ 18. – 24.9: bình thường.
  • Từ 25.0 – 29.9: thừa cân.
  • Từ 30 trở lên: béo phì.

Công thức dùng để xác định chỉ số BMI là: Cân nặng/(Chiều cao X Chiều cao). Trong đó, cân nặng được tính theo đơn vị kg và chiều cao tính theo đơn vị m. Bạn chỉ áp dụng công thức này khi trẻ đã đủ từ 2 tuổi trở lên.

Tình Trạng Thừa Cân Ở Trẻ

Điểm danh những “thủ phạm” khiến trẻ bị béo phì thừa cân

Vậy bạn đã biết đâu là những nguyên nhân khiến trẻ em bị thừa cân béo phì hay chưa? Cùng so sánh đáp án của bạn với thông tin được bài viết bật mí dưới đây:

  • Chế độ dinh dưỡng mất cân đối, nạp quá nhiều năng lượng.
  • Chế độ rèn luyện thể chất không được xây dựng và duy trì liên tục (thụ động, lười vận động).
  • Bệnh lý nền: nếu trẻ mắc những bệnh về não, tuyến giáp,… thì dễ bị thừa cân hơn những người bạn có sức khỏe bình thường.
  • Yếu tố di truyền: nếu cha mẹ bị thừa cân béo phì thì con cái sẽ có nguy cơ cao bị di truyền.
  • Duy trì những thói quen xấu như: ngủ không đủ giấc, sử dụng nhiều loại thuốc, suy nghĩ về những điều tiêu cực,…

Giải pháp khắc phục tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ nhỏ

Thừa cân béo phì vừa ảnh hưởng đến ngoại hình và sức khỏe lại vừa ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Trẻ luôn cảm thấy tự ti vì bị bạn trêu chọc và chế giễu. Bạn có thể chủ động khắc phục tình trạng xấu này giúp trẻ bằng cách:

Tình Trạng Thừa Cân Ở Trẻ

  • Cân bằng lại chế độ dinh dưỡng, cho trẻ ăn nhiều rau củ và trái cây; hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường và dầu mỡ.
  • Kiểm soát khẩu phần ăn của trẻ, đảm bảo cung cấp năng lượng vừa đủ cho trẻ.
  • Hướng dẫn trẻ tập luyện thể dục thể thao và cùng trẻ tham gia những hoạt động thể chất ngoài trời.
  • Hạn chế để trẻ tiếp xúc quá nhiều với những thiết bị điện tử và công nghệ như: tivi, điện thoại thông minh,…
  • Tạo không khí vui vẻ cho trẻ, tránh để trẻ bị rơi vào trạng thái áp lực, căng thẳng và trầm cảm.

Kết luận

Trong trường hợp trẻ bị thừa cân béo phì ở cấp độ II hoặc III (chỉ số BMI trên 35), bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ và chuyên gia tâm lý. Những biện pháp nhằm thay đổi chế độ ăn uống, điều chỉnh hành vi và nhận thức,… của trẻ sẽ được người có chuyên môn đưa ra. Chỉ cần trẻ thực hiện tốt, tình trạng thừa cân sẽ sớm được khắc phục.

Thaoduocaz

Có thể bạn quan tâm