Hiểu Về Suy Dinh Dưỡng Cấp Tính Ở Trẻ Em Để Chăm Con Tốt Hơn
Theo công bố từ UNICEF, Việt Nam là 1 trong 34 nước trên thế giới có tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cấp tính cao. Mỗi năm, hơn 230.000 trẻ trong độ tuổi này phải đối mặt với nhỏ bé, thấp còi. Nếu bạn đang nuôi con nhỏ thì bạn đã hiểu về suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho con chưa?
Định nghĩa: Suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em là gì?
Thời gian gần đây, nhiều kênh truyền thông thường xuyên nhắc đến cụm từ: “Suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em”. Theo bạn, đây là cụm từ dùng được dùng để chỉ tình trạng đáng cảnh báo nào?
Hiểu một cách đơn giản thì suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em chính là tình trạng cơ thể của trẻ không được cấp đủ năng lượng và đạm. Tình trạng này bao gồm 3 cấp độ riêng biệt:
- Suy dinh dưỡng nhẹ.
- Suy dinh dưỡng vừa.
- Suy dinh dưỡng nặng.
Suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em là do đâu?
Những “thủ phạm” chính gây ra tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi gồm có:
- Thực đơn bị thiếu hoặc không cân bằng dưỡng chất thiết yếu.
- Trẻ mắc bệnh lý về đường tiêu hóa nên khả năng hấp thu chất dinh dưỡng bị suy giảm.
- Trẻ cảm thấy chán ăn hoặc ăn không ngon miệng khi vừa trải qua cơn bệnh nặng.
- Trẻ bị trầm cảm, mắc chứng chán ăn tâm thần hay chứng ăn ói và một số rối loạn ăn uống khác.
- Trẻ không được bú đủ sữa mẹ, nhất là trong 6 tháng đầu đời.
- Trẻ được cha mẹ cho ăn dặm quá sớm khiến cơ thể trẻ bị thiếu dưỡng chất trầm trọng.
- …
Chủ động phòng ngừa suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ
Tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em khiến trẻ dễ bị phù hoặc còi cọc, đáng báo động hơn chính là gia tăng nguy cơ tử vong. So với những trẻ phát triển bình thường, tỷ lệ tử vong ở trẻ đang bị suy dinh dưỡng sẽ cao hơn khoảng 5 – 20 lần.
Cha mẹ cần chủ động phòng ngừa suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ để đảm bảo trẻ có chiều cao và cân nặng phù hợp với lứa tuổi. Một số cách hữu hiệu cha mẹ có thể áp dụng là:
- Cung cấp những bữa ăn có đủ chất và đa dạng món.
- Tránh cho con ăn dặm sớm gây ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa và làm giảm lượng dưỡng chất nạp vào cơ thể con.
- Tránh cho con dùng nhiều thuốc kháng sinh khi điều trị bệnh.
- Tránh cai sữa sớm, nên nuôi con bằng sữa mẹ trong khoảng 6 tháng đầu.
- Cùng con luyện tập thể dục hoặc tham gia hoạt động thể chất.
- Thăm khám và điều trị bệnh lý con đang mắc phải, đặc biệt là bệnh lý về đường tiêu hóa.
- …
Cách chẩn đoán trẻ có bị suy dinh dưỡng cấp tính hay không
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên thường xuyên theo dõi sự phát triển của trẻ và tiến hành chẩn đoán lâm sàng khi thấy trẻ bị còi cọc hay phù. Chẩn đoán dựa vào chu vi của vòng cánh tay và cân nặng dựa theo chiều cao là cách được nhiều chuyên gia Y tế hướng dẫn:
- Chu vi của vòng cánh tay: Trong khoảng từ >115 – 125mm là ngưỡng bình thường. Cách này phù hợp để áp dụng đối với trẻ 6 – 59 tháng tuổi.
- Cân nặng theo chiều cao: Nếu tỷ lệ cân nặng/chiều cao nằm trong ngưỡng -3SD đến -2SD thì được xem là bình thường. Cha mẹ nên sử dụng bảng tiêu chuẩn phát triển cân nặng của trẻ theo WHO để đối chiếu.
Kết luận
Mong rằng với những thông tin bài viết vừa chia sẻ, cha mẹ đã hiểu về suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em. Nuôi con là một hành trình dài và gian nan, đòi hỏi cha mẹ đầu tư nhiều công sức và thời gian. Để con luôn khỏe mạnh, cha mẹ hãy đồng hành với con trong suốt hành trình này nhé!
Có thể bạn quan tâm