Kẽm quan trọng thế nào đối với cơ thể của con người

Trong cơ thể cần bổ sung nhiều thành phần dinh dưỡng để duy trì và bảo vệ sức khỏe luôn ở thể trạng tốt nhất. Trong đó, kẽm được xem là thành phần quan trọng nhất trong cơ thể con người vì tác động đến quá trình sinh học trong cơ thể, những phần quan trọng nhất của sự sống. Vậy kẽm quan trọng thế nào đối với cơ thể con người chúng ta?

Vai trò của kẽm trong cơ thể người quan trọng thế nào?

Kẽm đóng vai trò trong sự sinh trưởng và phân chia các tế bào trong cơ thể như: sự tái tạo tế bào máu, tái cấu trúc tim, tế bào mỡ, duy trì tế bào gốc, phát triển cơ xương, tế bào thần kinh võng mạc và điều tiết lượng máu. Kẽm còn là thành phần cực quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. 

Kẽm còn là thành phần góp không nhỏ trong sự phát triển não bộ, kẽm kết hợp với vitamin B6 có vai trò dẫn truyền thần kinh đến tế bào não. Kẽm còn giúp hấp thụ và chuyển hóa các nguyên tố vi lượng khác khi được nạp vào trong cơ thể như: Cu, Mg, Mn,…. kẽm góp phần cân bằng các nguyên tố này lại với nhau, chính vì thế nếu thiếu hụt kẽm sẽ dẫn đến rối loạn sự chuyển hóa trong cơ thể.

Kẽm còn có tham gia sự trao đổi nội tiết tố, cân bằng chức năng tuyến tiền liệt vầ duy trì số lượng tinh trùng ở nam giới. Còn ở nữ giới thì kẽm có vai trò điều hòa kinh nguyệt, giảm các chứng rối loạn kinh nguyệt nữ giới.

Ảnh minh họa. Freepik

Tác hại khi cơ thể không bổ sung đủ kẽm

Có thể thấy kẽm quan trọng thế nào đối với cơ thể, nếu thiếu kẽm thì cơ thể sẽ phản ứng các triệu chứng tiềm tàng, khó chẩn đoán như: cảm giác thèm ăn, rụng tóc, hệ miễn dịch suy yếu, dễ tổn thương da và mắt, phát triển chậm ở trẻ em và sự bất lực đối với nam giới.

Một số triệu chứng trên cơ thể có thể cảnh báo bạn đang thiếu kẽm như:

  • Viêm da: xuất hiện các vết đỏ, mụn, mụn mủ, kết vảy quanh mắt,…
  • Rụng tóc: tóc mất đi vẻ suôn mượt, dễ khô xơ và rụng tóc,
  • Móng tay: khá giòn và thường xuyên bị gãy xước. Nặng hơn có thể bị viêm móng tay.
  • Xương khớp: chậm phát triển, nhất là trẻ em.
  • Vị giác và khứu giác bắt đầu kém hoạt động, xuất hiện tình trạng chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Thị lực bị suy giảm do vận chuyển vitamin A bị ảnh hưởng.
  • Gây ra bệnh ù tai do thiếu oxy hóa chuyển trong não bộ.
  • Não bộ chậm phát triển, không thể ghi nhớ. Nguy hiểm hơn là gây tâm thần phân liệt.

Lời kết

Như vậy có thể thấy kẽm quan trọng thế nào đối với cơ thể, nếu thiếu kẽm sẽ dẫn đến các tình trạng gây khó khăn trong sinh hoạt, học tập và làm việc của bạn. chính vì thế, mỗi ngày hãy bổ sung kẽm bằng các thực phẩm giàu kẽm như: trứng, thịt, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt,…. để bảo vệ sức khỏe hằng ngày của mình nhé! 

Thaoduocaz

Có thể bạn quan tâm