Những điều cần biết về phép bổ trong y học cổ truyền

Nói về vấn đề bồi bổ cơ thể thì Đông Y thường có lợi thế hơn với nhiều cách trị đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Phép bổ trong y học cổ truyền thông thường đều dựa trên 4 phương diện: Khí, huyết, âm, dương. Mỗi phương diện sẽ có các biểu hiện bệnh lý khác nhau,theo đó phương pháp điều trị cũng riêng biệt. Chính vì thế, những vị thuốc thường dùng cũng không giống nhau. Để hiểu rõ hơn về phép bổ, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Phép bổ trong y học cổ truyền: thể khí hư

Biểu hiện chủ yếu của những người thể khí hư là: cả người thoạt trông mệt mỏi, không có tinh thần, chân tay bải hoải, nói năng yếu ớt, thở dốc, hơi thở ngắn, dễ ra mồ hôi trộm, dễ bị cảm lạnh cảm cúm,…

Bên cạnh đó, tâm khí hư còn có các biểu hiện khác như: tim đập mạnh, hay lo sợ,… biểu hiện của tỳ khí hư là tiêu hoá kém,… còn biểu hiện của vị khí hư là ăn uống kém và dạ dày đầy trướng sau khi ăn.

Các vị thuốc thường dùng để khắc phục tình trạng trên là: nhân sâm, đảng sâm, linh chi thảo, bạch biển đậu, hoàng kỳ, đại táo, di đường, bạch truật, sơn dược,….

Phép bổ trong y học cổ truyền: thể huyết hư

Với những người bị thể huyết hư thì thường có biểu hiện như: mặt vàng, móng tay trắng bệch, chân tay tê, đau đầu chóng mặt, phụ nữ kinh nguyệt ít hoặc bế kinh, chân tay tê, tóc khô cứng, da ngứa,… Biểu hiện của can huyết bất túc là ù tai, mặt khô…. còn tâm huyết bất túc là tim đập nhanh, mất ngủ.

Phép bổ trợ y học cổ truyền điều trị về phương diện này thì thường sẽ sử dụng các vị thuốc như: hà thủ ô, đương quy, thục địa hoàng, câu kỷ tử, tang thầm, bạch thược, a giao, nhục quế, keo da lừa,…

Ngoài ra, cần phải lưu ý phần lớn những người bị huyết hư thường có kèm theo khí hư và ngược lại, bị khí hư sẽ kèm theo huyết hư. Những người bệnh gặp phải tình trạng như vậy thường xuất hiện triệu chứng khí huyết lưỡng hư.

Phép bổ trong y học cổ truyền: thể âm hư

Những người âm hư thường có dáng vẻ gầy gò, miệng nóng, cổ họng khô, hay sốt nhẹ, đặc biệt là sốt về chiều. Ngoài ra, còn dễ tiết mồ hôi trộm, lòng bàn tay bàn chân nóng và đại tiện khô cứng.

Các vị thuốc thường dùng để điều trị thể âm hư là: huyền sâm, mạch môn đông, hoàng tinh, tri mẫu, hắc chi ma, tang ký sinh, kỷ tử, quy giáp, thạch hộc, ngọc trúc, quy bản, ba ba, nữ trinh tử, bách hợp, miết giáp.

Phép bổ trong y học cổ truyền: thể dương hư

Cuối cùng, những người dương hư thì thường sợ lạnh thích ấm, tinh thần mệt mỏi, sắc mặt không nhuận, chân tay lạnh, đại tiện lỏng.

Các vị thuốc thường dùng để điều trị thể dương hư là: đông trùng hạ thảo, lộc nhung, cáp giới, tiên mao, nhục thung dung, dâm dương hoắc, bổ cốt chỉ, hồ đào nhân, thỏ ty tử, hải mã, đỗ trọng, sơn thù du, tỏa dương,ba kích, sa uyển tử, tử hà sa.

Lời kết

Giờ thì bạn đã hiểu rõ hơn về phép bổ trong y học cổ truyền rồi phải không nào? Hy vọng những thông tin này có thể giúp ích cho bạn phần nào về phương diện chăm sóc sức khỏe.

Thaoduocaz

Có thể bạn quan tâm