Rối loạn hoảng sợ là một căn bệnh rất hiếm gặp. Những người mắc phải căn bệnh này thường có cảm giác như mình sắp chết hay nghĩ mình bị điên, các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột rất khó kiểm soát. Để hiểu rõ hơn về loại bệnh này, các bạn hãy tham khảo bài viết sau đây!
Đôi nét về bệnh
Rối loạn hoảng sợ thuốc nhóm rối loạn lo âu và đây là một chứng bệnh. Đặc điểm của bệnh là sự xuất hiện đột ngột bởi các cơn hoảng sợ nhưng diễn ra trong thời gian ngắn.
Bạn khó có thể dự đoán trước được thời gian phát bệnh bởi nó không hề có dấu hiệu báo trước mà xảy ra đột ngột tại bất cứ nơi đâu, bất kỳ thời điểm nào.
Nguyên nhân của chứng rối loạn hoảng sợ
Ngày nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính thức của bệnh. Tuy nhiên, họ đã nhận thấy mối liên hệ giữa các vùng ở não bộ và cơn sợ hãi, lo âu của người bệnh. Trong đó, Serotonin và Epinephrine là hai chất dẫn truyền thần kinh được xem là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Bệnh thường có xu hướng xảy ra ở những người cùng huyết thống, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên trong khoảng 18-19 tuổi. Ngoài ra, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh này thường cao hơn ở nam giới.
Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân rối loạn hoảng sợ
- Xuất hiện cảm giác sợ hãi và hoảng loạn một cách đột ngột, bất ngờ.
- Cảm thấy lo sợ về cái chết, mất khả năng kiểm soát.
- Cơn hoảng loạn đi kèm với cảm giác sợ hãi thường kéo dài từ 20-30 phút và ngày một tăng lên.
- Xuất hiện tình trạng khó thở, đau vùng ngực, cảm thấy bồn chồn, vã mồ hôi,…
Phương pháp điều trị bệnh
Tuỳ từng mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp. Phổ biến là các phương pháp sau:
Điều trị bằng thuốc
Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị bệnh rối loạn hoảng sợ phổ biến hiện nay. Phương pháp này giúp giảm thiểu tối đa các cơn hoảng sợ đột ngột, giảm tình trạng lo âu, ảo giác.
Có nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị, trong đó thuốc chống trầm cảm được đánh giá mang lại hiệu quả cao nhất.
Sử dụng liệu pháp tâm lý
Liệu pháp tâm lý thường được sử dụng song song với điều trị bằng thuốc để tăng hiệu quả chữa bệnh. Nhờ đó, giúp người bệnh hiểu rõ hơn về cơn hoảng loạn, đồng thời biết cách ngăn chặn các cơn lo âu bùng phát đột ngột.
Các liệu pháp thường được áp dụng hiện nay như: Liệu pháp thư giãn luyện tập, liệu pháp nhận thức – hành vi, liệu pháp nhóm.
Các biện pháp hỗ trợ
Sử dụng các biện pháp hỗ trợ cũng góp phần hạn chế các cơn hoảng loạn, lo âu của người bệnh an toàn mà hiệu quả. Nếu biết cách kết hợp biện pháp này cùng với điều trị bằng tâm lý trị liệu và dùng thuốc sẽ mang lại kết quả vô cùng ấn tượng cho quá trình chữa trị.
Kết luận
Trên đây là một số thông tin mà các bạn cần nắm về rối loạn hoảng sợ. Nếu gặp phải một trong những dấu hiệu trên, bạn hãy lập tức đi khám để phát hiện sớm bệnh và tìm ra phương án điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm