Stress và tiêu hóa có mối liên hệ với nhau thế nào

Stress và tiêu hóa có mối liên hệ với nhau hay không? Nếu có thì đó là mối quan hệ như thế nào? Những thắc mắc này nhận được nhiều quan tâm hiện nay và dưới đây sẽ là câu trả lời cho vấn đề này. Mời các bạn cùng khám phá.

Stress và tiêu hóa có ảnh hưởng đến nhau thế nào?

Stress là phản ứng trước bất cứ một áp lực, yêu cầu hay tác động nào của cơ cả vễ mặt thể chất lẫn tinh thần cũng như sự tồn tại lành mạnh của con người. Khi bị stress sẽ làm xuất hiện những thay đổi sinh lý ở cơ thể với các biểu hiện như nhịp tim và nhịp thở nhanh, tăng huyết áp. Ngoài ra, còn khiến nhận thức của con người luôn ở trạng trái cao hơn, tăng nguy cơ mỡ máu và tăng căng cơ.

Stress và tiêu hóa có sự tác động đến nhau theo chiều hướng xấu đến hệ tiêu hóa. Lúc này, stress sẽ tác động đến hệ thống thần kinh trung ương, khiến hệ tiêu hóa phải đối mặt với những tình trạng sau:

  • Dạ dày tiết axit nhiều hơn, dễ dẫn đến khó tiêu, chướng bụng.
  • Tình trạng co thắt ở thực quản.

  • Stress khiến con người luôn cảm thấy buồn nôn, chán ăn và kém hấp thu dưỡng chất.
  • Stress gia tăng tình trạng rối loạn tiêu hóa với đặc điểm là táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Stress còn có thể làm lượng oxy và máu đến máu bị giảm trong những trường hợp nghiêm trọng. Điều này có thể dẫn đến mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, gây viêm, co thắt ruột.

Biện pháp giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh khi bị stress

Với những thông tin về stress và tiêu hóa kể trên thì chúng ta cần có biện pháp để kiểm soát căng thẳng nhằm giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh, hiệu quả. Do đó, bạn có thể tham khảo một số biện pháp giảm stress và quản lý tốt tinh thần, tâm trạng ổn định qua nội dung dưới đây:

  • Tập luyện thể dục thể thao: Thể dục thể thao sẽ giúp não giải phóng Endorphin. Chất này có tác dụng giảm căng thẳng, giảm đau tự nhiên, cải thiện giấc ngủ, tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Có kế hoạch công việc hợp lý: Hãy sắp xếp công việc một cách khoa học và hợp lý để giảm áp lực, căng thẳng, stress.

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý vừa có lợi cho cơ thể, hệ tiêu hóa, vừa góp phần kiểm soát stress được tốt hơn.
  • Ngủ đúng giờ, không thức khuya: Đây là một trong những biện pháp quan trọng để bạn có được sự tỉnh táo, thoải mái mỗi khi thức dậy. Như vậy, phần nào giải tỏa stress, mang lại lợi ích cho hệ tiêu hóa.

Kết luận

Trên đây là một số thông tin hữu ích về mối quan hệ giữa stress và tiêu hóa. Hãy kiểm soát stress hiệu quả để tốt cho hệ tiêu hóa cũng như thể chất lẫn tinh thần.

Thaoduocaz

Có thể bạn quan tâm