Thế Nào Là Cân Bằng Dinh Dưỡng Và Hệ Quả Của Tình Trạng Này?

Đối với sức khỏe và sự phát triển của cơ thể, chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng. Ăn quá nhiều hoặc quá ít bất kỳ loại thực phẩm nào đều khiến dinh dưỡng bị mất cân bằng  và không tốt cho cơ thể. Đó là lý do bạn cần hiểu rõ thế nào là cân bằng dinh dưỡng để bổ sung một lượng vừa đủ từng nhóm dưỡng chất thiết yếu.

Tư vấn: Thế nào là cân bằng dinh dưỡng?

Thời gian gần đây, cụm từ “cân bằng dinh dưỡng” liên tục được nhắc đến trên nhiều kênh truyền thông. Nhưng không ít người còn chưa biết chính xác thế nào là cân bằng dinh dưỡng.

Hiểu một cách đơn giản, cân bằng dinh dưỡng là khi cơ thể của bạn được cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu theo một tỷ lệ phù hợp. Mỗi bữa ăn cần đảm bảo sự đa dạng của thực phẩm và những nhóm chất dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể:

  • Tinh bột.
  • Chất xơ.
  • Chất đạm.
  • Chất béo.
  • Vi chất dinh dưỡng: vitamin, khoáng chất và chất vi khoáng.
  • Dưỡng chất thực vật bổ dưỡng và lành mạnh: flavonoid (trong trái cây có màu đỏ, xanh), isoflavone (trong đậu nành),…

Để đảm bảo một chế độ dinh dưỡng cân bằng, bạn cần căn cứ vào độ tuổi và giới tính của mỗi người. Trẻ em không thể ăn uống theo chế độ của người lớn khiến cơ thể bị dư thừa dưỡng chất. Trái lại, người lớn cần bổ sung nhiều dưỡng chất để đảm bảo cơ thể hoạt động tốt.

Hệ quả nguy hiểm của tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng?

Bất kỳ ai ở độ tuổi và giới tính nào đều có nguy cơ bị mất cân bằng dinh dưỡng. Nếu tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng diễn ra trong nhiều ngày thì cơ thể và sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng:

  • Cơ thể dễ bị nhiễm trùng, vi khuẩn xâm nhập và mắc bệnh.
  • Cơ thể thường xuyên rơi vào trạng thái đói và mệt mỏi, không có sức lực, hoạt động kém và thiếu minh mẫn.
  • Cơ thể rối loạn chuyển hóa và mất cân bằng hormone làm cho da bị xấu đi và xuất hiện nhiều mụn.
  • Tình trạng đường huyết tăng/giảm quá mức, bệnh tiểu đường trở nên trầm trọng hơn.
  • Tóc bị khô và rụng thành từng mảng, gãy rụng quá nhiều.
  • Nguy cơ mắc những bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, ung thư,… ngày một tăng cao.
  • Trẻ em bị thiếu chất dinh dưỡng sẽ phát triển chậm, khả năng học tập và vui chơi kém hơn so với bạn bè cùng trang lứa.

Kết luận

Giờ bạn đã rõ thế nào là cân bằng dinh dưỡng và tầm quan trọng của việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu trong bữa ăn rồi chứ? Mong rằng với những thông tin bài viết vừa chia sẻ, bạn sẽ sớm xây dựng được một thực đơn hoàn hảo cho cả gia đình mình!

Thaoduocaz

Có thể bạn quan tâm