Tìm hiểu tác dụng của xoa bóp giảm đau nhức

Xoa bóp là giải pháp để cải thiện cơn đau với cách thực hiện đơn giản. Xoa bóp được thực hiện để giảm đau nhức ở rất nhiều cơ quan, bộ phận khác nhau như xương khớp, thần kinh, tiêu hóa… Để hiểu rõ hơn về tác dụng của xoa bóp giảm đau nhức đối với từng cơ quan cụ thể, các bạn hãy theo dõi nội dung dưới đây.

Tác dụng xoa bóp giảm đau nhức

Xoa bóp mang lại cảm giác dễ chịu, giúp giảm đau và cải thiện sức khỏe của người bệnh. Một số bệnh xoa bóp giảm được được áp dụng dưới đây:

Xoa bóp giảm đau ở bệnh thần kinh

Những bệnh lý tổn thương thần kinh sẽ được giảm đau, điều trị hiệu quả bằng xoa bóp bấm huyệt. Thông qua các hoạt động xoa bóp sẽ tác động lên các thụ cảm thần kinh dưới da rất tốt. Nhờ đó, các đáp ứng phản xạ thần kinh được tạo ra, đảm bảo sự điều hòa của hệ thần kinh, giảm căng thẳng. Như vậy, người bệnh sẽ được giãn cơ, giảm đau, giúp phục hồi tinh thần cũng như cải thiện tâm trạng, khả năng tập trung được tăng cường.

Xoa bóp giảm đau chữa bệnh xương khớp

Xoa bóp là một trong những lựa chọn hàng đầu để chữa bệnh xương khớp với các bệnh phổ biến là gai đốt sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hoá cột sống…

xoa bóp giảm đau nhức

Tác dụng của xoa bóp sẽ thúc đẩy quá trình tuần hoàn tại chỗ, giúp cơn đau được giải phóng, khí huyết lưu thông, giãn cơ. Nhờ đó, xương khớp sẽ được sẽ được cung cấp máu tốt và nhiều hơn. Góp phần tăng cường hoạt dịch được sản xuất và đảm bảo tính đàn hồi của cơ xương khớp được giữ ổn định. Vì thế, quá trình thoái hoá được giảm đáng kể, chức năng vận động của xương khớp được cải thiện.

Xoa bóp điều trị bệnh hô hấp

Xoa bóp là một trong những cách hay để cải thiện hệ hô hấp. Thông qua hoạt động xoa bóp kết hợp với thở sâu sẽ tác động lên sức khoẻ của người bệnh một cách tích cực. Đó là lượng oxy nuôi dưỡng cơ thể được tăng cường, nâng cao chức năng thở của thành ngực.

Những lưu ý khi tiến hành xoa bóp giảm đau

Xoa bóp giảm đau cần thực hiện đúng cách mới đảm bảo hiệu quả và an toàn. Vì thế, mọi người cần lưu ý một số vấn đề sau đây thực hiện xoa bóp giảm đau nhức:

  • Cần thực hiện kỹ thuật xoa bóp đúng cách. Do đó, để xoa bóp giảm đau cần được thực hiện bởi người có chuyên môn, hiểu rõ về kỹ thuật xoa bóp.
  • Tần suất áp dụng: Không lạm dụng tình trạng xoa bóp mà cần tiến hành theo đúng liệu trình của bác sĩ.
  • Đối tượng không nên xoa bóp: Người bị chấn thương xương khớp, loãng xương, ung thư, đau ruột thừa, đau vòi trứng, người không ổn định về thần kinh…

Kết luận

Xoa bóp giảm đau nhức mang lại hiệu quả điều trị tốt, an toàn. Tuy nhiên, cần thực hiện đúng kỹ thuật và tần suất để mang lại hiệu quả cao, tránh gây hại cho sức khỏe.

Thaoduocaz

Có thể bạn quan tâm