Thế nào là ăn đủ chất? Những giải đáp chính xác nhất hiện nay
Thế nào là ăn đủ chất chính là một trong những câu hỏi thường xuyên được đặt ra nhất hiện nay mỗi khi xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho gia đình của mình. Và để giúp bạn đọc có thể nhanh chóng tìm được câu trả lời ưng ý, hãy xem ngay những gợi ý dưới đây của chúng tôi!
1. Các sai lầm thường gặp về chế độ dinh dưỡng
Không ít bà nội trợ nhận định rằng một bữa ăn càng có nhiều chất đạm như trứng, cá, thịt, tôm,…thì mới gọi là một bữa ăn đủ chất. Nhưng lại không biết rằng đây là nhận định hoàn toàn SAI. Bởi cách ăn uống này rất dễ bị béo phì.
Cũng có không ít ý kiến khác lại cho rằng chỉ những loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật thì mới đảm bảo cung cấp đủ chất đạm. Những loại thức ăn có nguồn gốc từ thực vật thì hoàn toàn không. Và đây cũng là quan điểm chưa chính xác. Do thức ăn có nguồn gốc từ động vật hay thực vật thì cũng đều giàu chất đạm. Nhưng nguồn thức ăn từ động vật thì cung cấp đủ 8 loại axit amin cần thiết. Còn thực vật thì thiếu axit amin quan trọng, hoặc nếu có thì tỷ lệ cũng không cân đối.
Nên các chuyên gia dinh dưỡng ngày nay đều khuyên rằng thế nào là ăn đủ chất thì cần phải tiêu thụ cả đạm động vật lẫn thực vật.
2. Thế nào là ăn đủ chất?
Một bữa ăn đủ chất, bắt buộc phải cung cấp đủ các nhóm gồm đạm, tinh bột, chất béo, khoảng chất và vitamin. Chỉ khi cung cấp đủ các nhóm chất này thì cơ thể của chúng ta mới cảm thấy tốt được.
Và tỷ lệ phù hợp như sau tinh bột chiếm khoảng 65-70%, hàm lượng protein chiếm khoảng 12-14%, chất béo chiếm khoảng 18-20% trong 1 bữa ăn.
- Nhóm tinh bột có nhiều trong: Cơm, phở, bún, khoai lang, mì ăn liền, ngũ cốc, sắn,…
- Nhóm chất béo có trong: Mỡ, lạc, vừng,…
- Nhóm chất đạm có trong: Thịt, cá, trứng, sữa, đỗ,…đều là nguồn cung cấp chất đạm vô cùng tốt cho cơ thể.
- Nhóm vitamin, khoáng chất có nhiều trong: Các loại rau xanh, quả ( rau muống, rau cải, củ dền,..) Đặc biệt hàm lượng chất xơ có trong rau còn giúp phòng trị bệnh táo bón, xơ vữa động mạnh.
Trong cơ thể của chúng ta, mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 400g rau, quả để phòng tránh bệnh ung thư đại tràng, tim mạch,..Trường hợp bị béo phì, thừa cân, hay mắc bệnh đái tháo đường thì cần hạn chế ăn những loại quả ngọt, có nhiều năng lượng như chuối, mít, xoài,…
Khi ăn cần giảm thiểu tối đa lượng muối để phòng tránh bệnh sỏi thận, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, ung thư dạ dày,…Thường xuyên bổ sung thêm nước để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Cụ thể một bữa thế nào là ăn đủ chất bắt buộc cần phải có:
- Ngũ cốc: Ngô, khoai, đậu,…
- Hạt: Bổ sung thêm các loại hạt điều, óc chó, hạnh nhân, đậu hũ,…
- Sữa và những loại thực phẩm có nguồn gốc từ sữa để được bổ sung thêm vitamin D, canxi cùng các dưỡng chất cần thiết khác.
- Trái cây theo mùa nhằm phòng tránh việc người bán sử dụng thuốc hoặc chất bảo quản
- Rau xanh như cải xanh, rau chân vịt, hẹ, súp lơ,…
- Protein trong thịt, cá, …
- Chất béo: Bổ sung thêm dầu đậu nành, Dầu oliu,…khi chế biến các món ăn
Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cực kỳ quan trọng bởi cơ thể luôn rất cần các chất dinh dưỡng để có thể hoạt động hiệu quả. Nếu như bị thiếu chất sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và ốm yếu mỗi khi làm việc hay học tập.
3. Những lưu ý cần nhớ khi xây dựng chế độ ăn uống
Cần ăn nhạt: Bởi nếu ăn mặt sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện các loại bệnh nguy hiểm như tai biến, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, loãng xương, sỏi thận, ung thư,…
Theo khuyến cáo từ bộ y tế thì cơ thể chúng ta chỉ nên nạp tối đa 5g muối/ngày nên khi nấu hãy cố gắng giảm thiểu tối đa các loại gia vị mặn, nhiều muối, ít ăn các món rim, kho; không nên ăn những loại thực phẩm có sẵn nhiều muối như chả, giò, thịt xông khói, cà muối, dưa muối, cá mắm,….
Không nên chấm những loại nước nguyên chất như mắm, mắm tép,….mà cần pha loãng với tỏi, chanh,…Tốt nhất trong bữa ăn của các gia đình nên dùng muối iốt để phòng tránh bệnh thiểu năng trí tuệ, bướu cổ,…
Cần bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày (khoảng 1,5 – 2 lít/ngày), nhất là thời điểm khí hậu nắng nóng. Không nên dùng rượu bia, nếu uống thì không nên uống quá 2 cốc/ ngày, 2 chén rượu 30ml với nam giới. Còn với nữ giới thì không quá 1 cốc bia, 1 chén rượu 30ml.
Với từng lứa tuổi cần phải có chế độ điều chỉnh dinh dưỡng phù hợp, đối với trẻ em < 6 tuổi hay với người lớn cần cung cấp đủ loại sữa phù hợp để tăng cường khả năng hấp thu canxi, chất đậm, chữa loãng xương.
Lời kết
Với thắc mắc thế nào là ăn đủ chất, bắt buộc phải sử dụng đa dạng các loại thực phẩm, tỷ lệ các chất hợp lý để nâng cao sức khỏe tối đa. Hơn hết, cần đảm bảo tối đa khâu an toàn vệ sinh, chế biến để có bữa ăn ngon miệng và đủ chất dinh dưỡng. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp được nhiều thông tin hữu ích cho người đọc.
Có thể bạn quan tâm