Bệnh nhân tiểu đường có nên ăn cơm nhiều?
Cơm trắng là thực phẩm quan trọng nhất đối với người Việt. Nhưng không phải ai cũng có thể ăn cơm trắng một cách bình thường. Bệnh nhân tiểu đường có nên ăn cơm nhiều? Đây là băn khoăn của rất nhiều người mắc bệnh. Cùng đi tìm câu trả lời nhé.
Giải đáp bị tiểu đường có nên ăn cơm nhiều không?
Cơm trắng rất giàu carbohydrate. Nó là một trong những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao nhất trong bữa ăn thường ngày.
Điều đó có nghĩa là khi ăn cơm trắng, bạn có thể làm lượng đường trong máu tăng lên đột ngột. Từ đó, gây hại cho cơ thể và khiến bệnh tật nghiêm trọng hơn.
Thực tế bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể ăn cơm trắng. Tuy nhiên lượng cơm cần được điều chỉnh ở một lượng thấp, phù hợp với tình trạng bệnh đường huyết.
Tốt nhất bạn nên trò chuyện cụ thể với bác sĩ của mình để nắm bắt tình trạng đường huyết. Từ đó quyết định lượng cơm trắng nên nạp vào cơ thể mỗi bữa là bao nhiêu.
Người bệnh tiểu đường nên ăn gì thay thế cơm?
Dưới đây là danh sách những thực phẩm khác dành cho người tiểu đường thay thế cơm trắng.
Cơm gạo lứt
Gạo lứt có chỉ số đường huyết thấp hơn so với gạo trắng. Ngoài ra, nó cũng có nhiều chất xơ tự nhiên tốt cho đường tiêu hóa hơn. Tuy nhiên sự chênh lệch về chỉ số đường huyết giữa hai loại gạo này không nhiều. Bạn không nên tăng lượng cơm gạo lứt so với gạo trắng nếu muốn tốt cho sức khỏe.
Hạt diêm mạch
Diêm mạch là một loại ngũ cốc nổi bật giàu dinh dưỡng trong tự nhiên. Dù chứa lượng carbohydrate tương đương gạo trắng, diêm mạch an toàn hơn với người tiểu đường. Nguyên nhân là nó có nhiều chất xơ và protein. Nhờ đó làm tăng cảm giác no và giúp người bệnh tiểu đường cắt cơn thèm ăn khi không được ăn cơm nhiều.
Ảnh minh họa Freepik
Ăn miến thay cơm
Nếu lượng cơm nạp vào không đủ ăn và làm bạn thấy đói, bạn có thể ăn thêm miến. Đây là một loại thực phẩm quen thuộc và không làm tăng đường huyết trong máu. Nhờ vậy, nó là lựa chọn an toàn dành cho bệnh nhân tiểu đường.
Hãy ăn thật nhiều rau củ và trái cây
Súp lơ xào, bắp cải luộc, rau cải luộc là những lựa chọn thay thế cơm cho người tiểu đường. Nó sẽ giúp bạn no bụng nhưng không bị tăng lượng đường trong máu. Đồng thời, lượng chất xơ, vitamin trong các loại rau củ cũng rất dồi dào. Nó sẽ mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe của người bệnh.
Bạn nghĩ sao về chủ đề tiểu đường có nên ăn cơm nhiều không? Hãy để lại bình luận để thảo luận thêm với chúng tôi nhé.
Có thể bạn quan tâm