Bệnh Rối Loạn Nhịp Tim Là Do Đâu? Làm Sao Để Nhịp Tim Ổn Định?
Theo nhiều chuyên gia Y tế, rối loạn nhịp tim có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào, trên bất kỳ ai thuộc mọi giới tính và mọi độ tuổi. Căn bệnh này để lại nhiều biến chứng nguy hiểm làm suy giảm chất lượng sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Chủ động phòng ngừa và phát hiện bệnh giúp bạn tăng tỷ lệ thành công khi trị bệnh.
Tổng quát tình trạng rối loạn nhịp tim
Không khó để cắt nghĩa được cụm từ “rối loạn nhịp tim” nếu bạn đã hiểu rõ “rối loạn” là gì. Nói một cách đơn giản, rối loạn nhịp tim chỉ tình trạng bất thường của nhịp tim – đập quá nhanh hay quá chậm. Hoặc nhịp đập không đồng đều ở nhiều thời điểm khác nhau.
- Nhịp tim ổn định sẽ nằm trong khoảng 60 – 100 nhịp/phút.
- Nhịp tim đập quá nhanh: trên 100 nhịp/phút.
- Nhịp tim đập quá chậm: dưới 60 nhịp/phút.
Dấu hiệu giúp bạn nhận biết tình trạng rối loạn nhịp tim
Muốn chữa dứt điểm bệnh thì cần chẩn đoán chính xác tên bệnh và nguyên nhân gây bệnh. Những nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ cao bị rối loạn nhịp tim được xác định là:
- Mắc bệnh về tuyến giáp: suy giáp, cường giáp, nhân giáp,…
- Mắc bệnh về phổi như: viêm phổi cấp, viêm phế quản cấp,…
- Mắc bệnh về tim như: suy tim, hở van tim, tim bẩm sinh,…
- Mắc bệnh đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, cao huyết áp,…
- Có tiền sử phẫu thuật tim mở hoặc có vết sẹo ở tim do từng bị đau tim.
- Thói quen lạm dụng rượu bia, chất kích thích, thuốc lá, thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau.
- Yếu tố di truyền – gia đình từng có người bị rối loạn nhịp tim.
- Yếu tố tuổi tác và tình trạng tâm lý bị rối loạn, căng thẳng kéo dài, lao động quá sức nhiều ngày.
Phòng ngừa và điều trị bệnh rối loạn nhịp tim bằng cách nào?
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, nếu đã mắc bệnh nhưng biết cách chữa bệnh đúng đắn thì tỷ lệ chữa trị thành công sẽ cao hơn. Do đó, bạn hãy tham khảo ngay những cách phòng, trị rối loạn nhịp tim sau:
- Xây dựng một chế độ dinh dưỡng tốt cho tim mạch: nạp nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế chất béo,…
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, ưu tiên những môn thể thao đúng sở thích và sở trường.
- Dừng ngay việc hút thuốc lá và uống những loại đồ uống chứa cồn và caffeine.
- Kiểm soát tốt cân nặng, nếu cơ thể bị béo phì hay thừa cân thì phải xây dựng một chế độ giảm cân khoa học và an toàn.
- Học cách kiểm soát nhịp tim và hơi thở, làm quen dần với việc hít sâu và thở chậm để ổn định nhịp tim.
- Ngồi nghỉ tại chỗ ngay lập tức nếu thấy vùng ngực bị đau, khó chịu và đầu óc chếnh choáng.
- Chủ động thăm khám sức khỏe tim mạch định kỳ ở những địa chỉ y tế uy tín có trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ giỏi.
- Tuân thủ phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra và uống đủ, đúng thuốc đã được bác sĩ kê đơn.
Kết luận
Mong rằng với những thông tin có trong bài viết, bạn đã hiểu rõ rối loạn nhịp tim là gì và biết cách nhận biết tim đang bị đập loạn nhịp. Rối loạn nhịp tim không đáng sợ như nhiều người nghĩ, bạn có thể ổn định nhịp tim bằng việc thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt. Chúc bạn luôn tràn đầy năng lượng với một trái tim khỏe mạnh!
Có thể bạn quan tâm