Trùng sốt rét là nỗi ám ảnh của rất nhiều người bởi nó có thể gây ra đại dịch cho toàn xã hội. Tìm hiểu về trùng sốt rét sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức trong việc phòng tránh loại trùng gây bệnh nguy hiểm này.
Đôi nét về trùng sốt rét
Ký sinh trùng sốt rét được biết đến với tên gọi Plasmodium spp. Là loại trùng gây ra bệnh sốt rét thuộc loài sinh vật đơn bào thuộc nhóm trùng bào tử ký sinh máu.
Trùng sốt rét gây bệnh bằng cách lây nhiễm qua đường máu, muỗi cái Anopheles là trung gian truyền bệnh cho người khi hút máu có chứa trùng sốt rét từ người bệnh lây cho người lành.
Trùng sốt rét được xác định có 4 giai đoạn phát triển trong hồng cầu người:
- Thể nhẫn và tự dưỡng: Đây là dạng đầu tiên của ký sinh trùng sốt rét khi mới xâm nhập được vào hồng cầu.
- Thể phân liệt: Ở thể này, ký sinh trùng phân chia thành nhiều mảnh gọi là mảnh trùng. Khi phân chia đến mức độ thích hợp, hồng cầu sẽ chứa phân liệt sẽ bị vỡ và các mảnh trùng lan tràn khắp nơi, tiếp tục tìm các hồng cầu bình thường khác để xâm nhập.
- Thể giao bào: Đây là thể hữu tính gồm giao bào đực và cái, ở thể này trùng tiếp tục phát triển trong dạ dày muỗi và là nguồn gốc lây lan bệnh sốt rét.
Khi hút máu, muỗi cái Anopheles sẽ mang mầm bệnh và truyền qua các trùng, cùng với chất kháng đông trong nước bọt vào ký chủ người. Như vậy, quá trình phát triển và gây bệnh của ký sinh trùng sốt rét sẽ chủ yếu liên quan đến 2 ký chủ như sau:
Trong cơ thể muỗi:
Khi muỗi hút phải máu người nhiễm bệnh vô tình sẽ nuôi dưỡng một lượng giao bào đực và cái, tạo ra các thoa trùng với những số lượng lớn, tập trung chủ yếu ở tuyến nước bọt của muỗi.
Ảnh minh họa Freepik
Trong cơ thể con người:
Bị muỗi sở hữu mầm bệnh đốt, thoa trùng xâm nhập vào cơ thể người. Sau khoảng 2 – 3 ngày lưu thông trong hệ thống tuần hoàn, chúng sẽ tập trung lại để có thể phát triển số lượng tại gan.
Con đường truyền nhiễm ký sinh trùng
Như vậy, bệnh sốt rét sẽ lây theo đường muỗi đốt là chủ yếu, ngoài ra ký sinh trùng còn có thể lây qua đường máu (do truyền phải máu nhiễm ký sinh trùng sốt rét). Hoặc cũng có thể lây từ mẹ sang con trong giai đoạn có thai hoặc chuyển dạ, sinh nở, khiến mẹ sinh non, sảy thai hoặc thai chết lưu. Nếu trẻ sơ sinh mắc bệnh sốt rét thường sẽ có tỷ lệ tử vong cao hoặc gây ra nhiều biến chứng về sau này.
Ký sinh trùng sốt rét cũng sẽ thay đổi qua nhiều giai đoạn, ngay cả khi đang ở trong vật chủ người. Mặt khác, nó còn phát triển một loạt chiến lược nhằm gây nhầm lẫn, che giấu và làm hệ miễn dịch của người mất phương hướng.
Như vậy, cần tìm hiểu những biện pháp ngăn ngừa và hạn chế để muỗi đốt cũng như vệ sinh không gian sống để loại bỏ môi trường sống của muỗi. Nhờ vậy có thể tránh được việc lây nhiễm trùng sốt rét qua muỗi.
Có thể bạn quan tâm