Tìm hiểu nồng độ oxy trong máu là gì

Nồng độ oxy trong máu là gì và như thế nào thì được xem là nồng độ oxy có ở trong máu bình thường? Bên cạnh đó, chỉ số nồng độ oxy ở trong máu có nói lên điều gì về vấn đề sức khỏe của chính bạn? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này quan vài thông tin cung cấp sau đây nhé.

1. Nồng độ oxy trong máu là gì

Trong y học, nồng độ oxy trong máu được biết đến với thuật ngữ SpO2 – chữ viết tắt của cụm từ: Saturation of Peripheral Oxygen. Người ta dùng chỉ số này để đo lường tỷ lệ của hemoglobin oxy hóa, tức là lượng hemoglobin có chứa oxy so sánh với tổng số lượng hemoglobin có trong máu. Chỉ số SpO2 rất quan trọng vì đây là một trong 5 dấu hiệu sinh tồn của cơ thể. Ngoài nồng độ oxy trong máu còn có nhịp thở, nhiệt độ, huyết áp và mạch.

2. Nồng độ oxy trong máu như thế nào là bình thường?

Mức độ nồng độ oxy trong máu được tính bằng tỷ lệ phần trăm. Nếu dụng cụ đo lường cho ra kết quả là 90% thì có nghĩa là mỗi tế bào hồng cầu của bạn được tạo ra từ 90% hemoglobin oxy hóa + 10% hemoglobin không oxy hóa. Và chỉ số nồng độ oxy hóa trong máu được xem là bình thường sẽ dao động từ 95 – 100%.

  • Lượng oxy trong máu được xem là tốt nếu chỉ số đo được từ 97 – 99%.
  • Lượng oxy trong máu được xem là bình thường và đôi khi cần thở thêm oxy nếu chỉ số đo được từ 94 – 96%.
  • Lượng oxy trong máu được xem là thiếu và cần đến sự hỗ trợ, can thiệp của bác sĩ/y tá nếu chỉ số đo được từ 90- 93%.

3. Nhận biết nồng độ oxy trong máu thấp và cách khắc phục

Làm sao để biết nồng độ oxy trong máu của bạn có ổn định hay không. Mọi người có thể dựa vào một số dấu hiệu để nhận biết như:

  • Khó thở, thở gấp, thở nhanh.
  • Xuất hiện cơn đau đầu từ nhẹ đến nặng.
  • Chóng mặt, xây xẩm mặt mày.
  • Tê bì chân tay.
  • Cơ thể tím tái.
  • Tim đập loạn nhịp.

Đây là những dấu hiệu điển hình của việc cơ thể thiếu oxy để duy trì sự hoạt động bình thường. Gặp phải tình trạng cơ thể thiếu oxy trầm trọng nếu không khắc phục sớm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim và não.

Nồng độ oxy trong máu thấp có thể vì nhiều nguyên nhân như bị ngộ độc CO, thiếu máu, huyết áp ấp, bị giảm thông khí, mắc phải một số bệnh về hô hấp… Khi bạn gặp phải những dấu hiệu cho thấy nồng độ oxy ở trong máu thấp thì nên đến địa chỉ y tế uy tín gần nhất để thăm khám và được bác sĩ áp dụng phương pháp khắc phục sớm nhé.

Thaoduocaz

Có thể bạn quan tâm