Các bài thuốc dân gian chữa nhiệt miệng bằng thảo dược

Nhiệt miệng hay loét miệng là một trong những bệnh lý thường gặp ở nhiều độ tuổi và đối tượng tại Việt Nam. Nhiệt miệng không gây nguy hiểm, không gây tình trạng sẹo, tuy nhiên lại gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống của người mắc. Cùng tìm hiểu các bài thuốc chữa nhiệt miệng bằng thảo dược tại nhà tại nội dung bài viết sau đây.

Cây lá bỏng

Một trong những bài thuốc chữa nhiệt miệng được rất nhiều người áp dụng chính là sử dụng cây lá bỏng. Lá bỏng có tính mát, thân nước có công dụng làm dịu và làm lành vết nhiệt miệng tốt hơn. Ngoài ra tinh chất trong lá bỏng còn giúp sát khuẩn, giúp vết loét miệng lành nhanh hơn. Sau khi làm sạch răng miệng bạn dùng nước cốt lá bỏng thoa lên vết nhiệt miệng từ 3-5 lần mỗi ngày.

chữa nhiệt miệng

Cây lá bỏng chữa bệnh nhiệt miệng hiệu quả

Nghệ vàng

Trong Đông y nghệ có tính bình, có tác dụng làm tan máu, hoạt huyết, trị mụn nhọt, giảm sưng, viêm, giảm đau. Nghệ vàng giúp vết loét miệng nhanh lành, làm giảm đau đớn và tránh vết loét lan rộng ra. Bạn dùng bột nghệ vàng trộn lẫn cùng mật ong, sau đó bôi hỗn hợp lên trên miệng vết nhiệt miệng nhiều lần trong ngày giúp vết loét nhanh lành.

Cỏ mực

Theo dân gian cũng như các bài thuốc Đông y cây cỏ mực có tác dụng cầm máu, thanh nhiệt tốt, có tính mát. Cách chữa nhiệt miệng bằng thảo dược từ cây cỏ mực như sau: Cỏ mực lấy phần lá, rửa sạch với nước muối, sau đó giã nát hoặc xay nhuyễn lấy phần hỗn hợp đắp trực tiếp lên miệng vết loét nhiều lần trong ngày là được. Với cách làm này tình trạng nhiệt miệng có thể giảm nhanh và khỏi trong vòng 3-4 ngày.

chữa nhiệt miệng

Lá cỏ mực có công dụng chữa nhiệt miệng

Củ cải trắng

Củ cải trắng chứa nhiều nước, có tính mát giúp thanh nhiệt, cung cấp vitamin C cho cơ thể. Với phương pháp này bạn dùng củ cải trắng rửa sạch, để nguyên phần vỏ sau đó xay hoặc ép lấy nước. Sau đó hòa nước cốt củ cải cùng với nước lọc hoặc nước muối loãng, dùng làm nước súc miệng ngày 3 lần. Phương pháp chữa nhiệt miệng bằng thảo dược này giúp vết thương nhanh lành, bạn có thể hết nhiệt miệng chỉ sau 2-3 ngày.

Trên đây là các phương pháp chữa nhiệt miệng bằng thảo dược dân gian vừa an toàn vừa lành tính và mang đến hiệu quả tốt. Ngoài ra để chữa nhiệt miệng bạn nên uống thêm nước cam, chanh hoặc vitamin C giúp thanh lọc và làm mát cơ thể. Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, đồ dầu mỡ, đồ mặn, chua tránh vết nhiệt miệng lan rộng ra hoặc đau đớn.

Thaoduocaz

Có thể bạn quan tâm